Nguyên tắc phân loại rác thải sinh hoạt?

Trước bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đáng báo động, việc phân loại rác thải được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm giúp cải thiện mức độ ô nhiễm. Cách làm này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái và tiết kiệm tài nguyên. Vậy nguyên tắc phân loại rác thải sinh hoạt nên thực hiện như thế nào hãy cùng Minh Khang theo dõi nội dung dưới đây

Mục đích của việc phân loại rác thải

Theo thống kê trên báo Tuổi Trẻ, hiện nay mỗi ngày tại Việt Nam, có hơn 60.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường. Trong đó, hơn 60% lượng rác trong số đó có nguồn gốc từ các đô thị lớn. Với 64% lượng rác được xử lý bằng việc chôn lấp

Sự trộn lẫn nhiều loại rác thải chung với nhau gây khó khăn cho việc xử lý, ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của xã hội loài người.

Phân loại rác thải sinh hoạt chính là một đề xuất tuyệt vời đã và đang được thực hiện mạnh mẽ trên nhiều quốc giá, và tại Việt Nam cũng đang dần được phổ biến, tiếp nhận và thực hiện.

Lợi ích khi thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm:

  • Hỗ trợ công tác xử lý rác thải, giảm thời gian thực hiện, tăng hiệu quả thu gom
  • Làm giảm mức độ gây ra sự ô nhiễm môi trường từ nhiều yếu tố
  • Tăng cường khả năng tái chế từ các vật liệu rác thải có thể tái sử dụng được
  • Tận dụng nguồn rác thải, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên
Vậy nên thực hiện phân loại rác như thế nào? Có hướng dẫn nào cụ thể?

6 Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt 

Dưới đây là một số cách thức cơ bản về phân loại rác thải mà cá nhân và tổ chức có thể áp dụng:

1. Phân loại theo nguồn gốc

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất và bước đầu tiền cần thực hiện trước khi triển khai. Nhận diện rõ và đúng nhóm là điều cần thiết khi tiến hàng phân loại. Có thể chia rác thải thành các nhóm:
  • Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy thải; nhựa thải; kim loại thải; thuỷ tinh thải; vải, đồ da; đồ gỗ; cao su; thiết bị điện, điện tử thải bỏ). 
  • Chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại rau, củ... thải bỏ sau sơ chế, sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm...). 
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác (chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; vỏ các loại hạt, xác động vật, giày dép nhựa, sành, gốm thải...).


2. Phân loại theo tính chất

Nguyên tắc thứ hai là phân loại dựa trên tính chất của rác thải. Gồm 2 đặc điểm là: 
  • Rác thải hữu cơ: Thực phẩm thừa, rau củ, lá cây là những ví dụ điển hình của rác thải hữu cơ. Những loại rác này có thể được tái chế thành phân compost, cung cấp dinh dưỡng cho đất.
  • Rác thải vô cơ: Bao gồm các loại nhựa, kim loại, thủy tinh có thể tái chế hoặc xử lý theo cách khác. Việc phân loại chính xác giúp giảm thiểu lượng rác thải nằm trong bãi rác.

3. Phân loại theo khả năng tái chế

Một nguyên tắc nữa cũng không kém quan trọng trong phân loại chất thải chính là khả năng tái chế. Các loại rác có thể tái chế bao gồm:

  • Nhựa: Các sản phẩm từ nhựa hiện nay được chia thành nhiều loại và ký hiệu nhựa riêng biệt, trong đó có nhiều loại có thể được tái chế thành sản phẩm mới. 

=> Nguyên tắc này không chỉ tiết kiệm tài nguyên mà còn làm giảm lượng nhựa thải ra môi trường.

  • Giấy và bìa: Tái chế giấy giúp tiết kiệm gỗ, giảm bớt nhu cầu chặt cây phá rừng
  • Kim loại và thủy tinh: loại vật liệu này có khả năng tái chế vô tận mà không ảnh hưởng đến  chất lượng sau những lần tái chế

Những vật liệu có thể tái chế cần đảm bảo tính an toàn, một số loại rác thải khi bị nhiễm khuẩn hoặc chất thải nguy hiểm thì không thể tái chế hoặc cần kháng khuẩn trước khi được sử dụng lại. Việc xác định rõ ràng những loại rác này rất cần thiết để tránh gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.

4. Phân loại theo độc tính

Nguyên tắc được đề cập nhằm nhắm đến mức độ nguy hại của rác thải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. 

Nguồn rác thải độc hại như bao bì hóa chất, bao gói thuốc trừ sâu, pin, ắc quy,... sẽ có quy trình xử lý riêng biệt để đảm bảo an toàn. Trái ngược với nhóm rác thải an toàn như thức ăn thừa hay giấy báo có thể được xử lý dễ dàng hơn.


5. Giáo dục và tuyên truyền

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc phân loại rác thải chính là mức độ nhận thức của cộng đồng. Các chương trình tuyên truyền cần được thực hiện thường xuyên để nâng cao trách nhiệm và nhận thức, nâng tầm quan trọng của việc phân loại và tái chế rác vào sâu trong nhận thức mỗi người. Qua đó, mọi người sẽ tự giác và tích cực tham gia vào việc bảo vệ môi trường.

Cần có hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt cụ thể và rõ ràng cho từng khu vực, kết hợp với các điều kiện tự nhiên để mọi người dần có thói quen phân loại

Có thể kết hợp màu sắc của các loại thùng rác công cộng hiện nay vào công tác phân loại rác, kết nối ý nghĩa màu để nhận biết nhóm chất thải

6. Thực hiện quy định pháp luật

Cuối cùng, để việc phân loại rác thải đạt hiệu quả cao, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc ban hành các quy định rõ ràng và tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ giúp nâng cao ý thức cộng đồng và đảm bảo rằng rác thải được phân loại đúng cách.

Trên đây là 6 quy tắc vàng phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách để đạt hiệu quả cao. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thùng phân loại rác hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin

ZALO/SDT 0966.914.185 hoặc  0327.17.3232

Email: linhnguyen.nhuacn.mkc@gmail.com
Web: https://moitruongsong.net.vn/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@nhuaminhkhangchinhhang
Youtube: Minh Khang Official

Địa chỉ kho

Miền Nam: 13 Quốc Lộ 1A, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Miền Bắc: Geleximco Lê Trọng Tấn, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

CATALOG


Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tư 20/2021 về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên y tế

Vì sao cần phân loại rác thải y tế? Hướng dẫn cụ thể theo thông tư mới

Quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt