Bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhờ nhận biết các ký hiệu nhựa

Nhựa là loại chất liệu quen thuộc gắn liền với hơn 50% hoạt động sống của con người, luôn hiện diện trong mỗi vật dụng xung quanh. Thông qua sự mã hóa các ký hiệu nhựa, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết về khả năng sử dụng của các loại sản phẩm từ nhựa, để có sự lựa chọn phù hợp nhu cầu, cũng như để đảm bảo sức khỏe của chính mình và gia đình.

Nhận biết các ký hiệu nhựa trong đời sống


Ký hiệu nhựa là gì? Mục đích sử dụng?

Giải thích

Ký hiệu nhựa là một dạng ký tự viết tắt gồm số và chữ, mỗi số sẽ tương ứng với 1 loại nhất định, thường được đóng dấu trên bao bì, dụng cụ

Nguồn gốc: đã ra đời hơn 30 năm, được thiết lập bởi Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ (SPI) vào năm 1988
Hình dạng: gồm 3 mũi tên nối đuôi nhau tạo thành một hình tam giác, các con số sẽ nằm giữa, có hoặc không có tên loại nhựa dưới đáy tam giác

Loại ký hiệu này được dùng chủ yếu cho các sản phẩm thuộc nhựa nhiệt dẻo hoặc loại có khả năng tái chế. Với nhựa composite thủy tinh thì không có ký hiệu này

Công dụng

Mục đích sử dụng loại mã này để:

  • Các nhà sản xuất ký hiệu nguồn gốc loại vật liệu tạo ra sản phẩm 
  • Người tiêu dùng nhận diện và phân biệt các loại nhựa khác nhau.
  • Cơ quan phân định loại nhựa có thể dùng để tái chế

Ý nghĩa các con số trên đồ nhựa

Nhựa được mã hóa và đóng dấu từ 1 đến 7 đại diện cho một loại nhựa cụ thể, có tính chất, ứng dụng và khả năng tái chế khác nhau. Được quy định như sau:

Ký hiệu 7 loại nhựa trên đồ nhựa


Ký hiệu nhựa số 1

Nhựa PET hay còn gọi là nhựa PETE (tên đầy đủ là polyethylene terephthalate) là loại nhựa chỉ sử dụng 1 lần duy nhất

Thường được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm nhựa gia dụng như chai nước, hộp nhựa, bao bì thực phẩm, túi bánh - kẹo, ...

Vì chỉ được sử dụng 1 lần nên nếu dùng lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đế sức khỏe, tạo ra các chất gây mất cân bằng hóc môn ở cơ thể người

Bởi tính chất khó làm sạch nên khả năng tái chế của nhựa PET cực thấp, tốn nhiều chi phí tái sử dụn

Ký hiệu nhựa số 2

Nhựa HDPE hay PE (tên đầy đủ là high density polyethylene) là loại nhựa nhiệt dẻo mật độ cao, có khả năng tái chế, an toàn trong thực phẩm

Tính ứng dụng cao trong thực tế, được dùng để chế tạo bình đựng nước, bình sữa, bình chứa chất tẩy, dầu ăn, đồ chơi,... kể cả thùng rác công cộng
Các khuyến cáo từ chuyên gia cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng lên lựa chọn các sản phẩm từ nhựa HDPE nhất là với thực phẩm

Và dĩ nhiên, giá thành sẽ cao hơn các loại nhựa còn lại nhưng không đáng kể, nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người

Ký hiệu nhựa số 3

Nhựa PVC hay nhựa 3V (tên đầy đủ là Polyvinylchloride) có hình dạng ban đầu ở dạng bột được nung chảy ở nhiệt độ trên 100 độ C

Tính chất của loại nhựa này khá cứng, được pha trộn điều chế trước trước khi ra thành phẩm nên khá độc hại nên thường không được tái chế
Ứng dựng loại nhựa này làm các mặt hàng như sọt nhựa, ống nhựa, tấm nhựa, sàn chống trượt, dây nhảy, tấm lót sàn,...

Ký hiệu nhựa số 4

Nhựa LDPE (tên đầy đủ là Low Density Polyethylene) là loại nhựa có hình thái gần như tương đồng với HDPE, nhưng nhiều phân nhánh hơn, sự liên kết giữa phân tử yếu hơn

Nó cũng an toàn sử dụng trong đóng gói các loại thực phẩm và có khả năng tái chế sử dụng
Được ứng dụng nhiều trong nhiều sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế và kể cả trong đời sống

Ký hiệu nhựa số 5

Nhựa PP (tên đầy đủ là polypropylene) có dạng hạt nhựa gần như trong suốt dùng chứa các loại thực phẩm ở mức độ cho phép, không gây độc hại

Chúng thường được ứng dụng trong sản phẩm ly, cốc, bát, dĩa, hộp sữa chua, cốc trà sữa - cà phê,...

Ký hiệu nhựa số 6

Nhựa PS (tên đầy đủ là polystyrene) là nhựa gia dụng, có khả năng chịu nhiệt tốt nhưng không dùng được với lò vi sóng, khuyến cao không đựng thực phẩm lâu dài

Vì giá thành rẻ và cũng an toàn khi sử dụng nên chúng thường được làm ra các dạng hộp nhựa, bát, dĩa, ly,... đựng thức ăn nhanh, dùng 1 lần

Ký hiệu nhựa số 7

Nhựa PC (tên đầy đủ là polycarbonate) là những loại nhựa không có mã nhận dạng riêng, độ cứng cao, ít được sử dụng cho hoạt động tái chế

Dòng nhựa này có độ nguy hiểm cao, chứa nhiều tạp chất có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh như ung thư, vô sinh,...


Trên đây là toàn bộ thông tin về các ký hiệu nhựa được ứng dụng nhiều trong đời sống đã được tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM công bố. Với những nội dung này, hi vọng người tiêu dùng có được kiến thức bổ ích để lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tư 20/2021 về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên y tế

Quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt

Vì sao cần phân loại rác thải y tế? Hướng dẫn cụ thể theo thông tư mới