Quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt được quan tâm và đề cập nhiều nhất hiện nay là loại chất thải rắn, ít tính nguy hiểm hơn các loại chất thải y tế hoặc chất thải công nghiệp. Nó chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng lượng rác của địa phương nhưng có thể chủ động giảm được lượng rác thải vô ích. Hiện nay, giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đang được triển khai trên nhiều tỉnh thành, cùng với những hướng dẫn cụ thể.



Rác thải sinh hoạt là gì?

Đây là nhóm chất thải sản sinh từ hoạt động sinh hoạt đời sống thường nhật của con người, trong nhiều khu vực địa điểm khác nhau,

  • Gia đình: hộ gia đình, khu nhà trọ, chung cư, khu dân cư
  • Nơi công cộng: công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và những nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
  • Trường học, tiện ích công cộng

Phân loại rác thải sinh hoạt được chia thành 4 nhóm theo nguyên tắc:
- Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy hay chất thải thực phẩm: thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả,....
- Nhóm chất thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng: Giấy loại và các sản phẩm từ giấy; sắt, thép và các sản phẩm từ kim loại; nhựa và các sản phẩm từ nhựa.
- Nhóm chất thải vô cơ còn lại không thể tái chế: đồ gốm, sứ, thủy tinh, tả, băng vệ sinh, giấy ăn, túi nilong, hộp xốp, bao bì bánh kẹo, vải sợi, giầy dép cũ, bao tay cao su,...
- Nhóm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình: pin, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy thải, vỏ chai lọ đựng hóa chất, nhiệt kế, đồ điện tử,…

Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại sẽ có các hình thức xử lý phù hợp với từng nhóm, sao cho đáp ứng nguyên tắc: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế

Vậy có những giải pháp nào xử lý rác đã được phân loại?



Chôn lấp rác

Đây là phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp để tự phân hủy theo thời gian. Rác thải được đưa đến các bãi tập kết để chô lấp, đổ vào các hố chôn và lấp đất lên trên để đóng kín. 

Tuy nhiên, cách này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có mức chi phí cao.

Đốt rác

Phương pháp xử lý rác phổ biến nhất hiện nay bằng hình thức tiêu hủy - đốt. Rác thải sẽ được các đơn vị thu gom và vận chuyển đến các lò đốt rác thải sinh hoạt để đốt cháy rác và tái tạo ra năng lượng. 

Nhưng cách này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, bù lại nó lại giúp giảm thiểu khối lượng rác thải nhanh chóng ít bị tồn động (1 lò đốt trung bình xử lý được 10 tấn/ngày) và giúp chuyển đổi tạo ra năng lượng tái tạo có lợi.

Tái chế, tái sử dụng

Đây được xem là phương pháp 'xanh' mà nhà nước muốn hướng tới, nhằm giảm lượng rác gây ô nhiễm môi trường. Nó được thực hiện bằng cách tách các loại rác có giá trị như nhựa, thủy tinh, kim loại và tái chế để sử dụng lại. 

Giải pháp tái chế này giúp giảm thiểu khối lượng rác thải vô ích chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm đất - nước và tiết kiệm, tận dụng lại nguồn tài nguyên.

Ứng dụng công nghệ sinh hoạt

Một trong những giải pháp được đánh giá cao hiện nay bằng cách sử dụng các vi khuẩn và các loại vi sinh vật có lợi để phân hủy rác thải. Chất thải thực phẩm là nhóm được áp dụng giải pháp này, biến rác hữu cơ thành phân bón compost có lợi cho cây trồng.

Đây cũng là giái pháp này giúp giảm thiểu khối lượng rác thải, biến rác có lợi trở thành nguồn tài nguyên để tái sử dụng

Xử lý bằng vi sóng

Phương pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến mới, sử dụng vi sóng để xử lý rác bằng cách phân hủy các loại rác thải như nhựa, giấy, vỏ trái cây, vv. 

Và cách này cũng góp phần giúp giảm thiểu khối lượng rác thải tồn động (nhất là rác thải có tính nguy hại lây nhiễm) và tiết kiệm tài nguyên\

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt muốn hoạt động hiệu quả, giảm thiểu sự ô nhiễm thì rất cần sự phối hợp của người dân, chung tay phân loại rác thải tại nguồn. Chỉ với 1 ý thức nhỏ của bạn hôm nay có thể cứu lấy môi trường sống, trái đất xanh của chung. Hãy hành động từ hôm nay



Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tư 20/2021 về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên y tế

Vì sao cần phân loại rác thải y tế? Hướng dẫn cụ thể theo thông tư mới