Vì sao cần phân loại rác thải y tế? Hướng dẫn cụ thể theo thông tư mới

Rác y tế là một trong những nguồn rác có đặc tính nguy hiểm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nếu không được tách biệt. Hiện nay, các hướng dẫn về phân loại rác thải y tế cũng đã được các ban ngành có trách nhiệm liên quan, ra các văn bản cụ thể để các đơn vị thực hiện đúng. Vậy mục đích của việc phân loại này để làm gì? Có bao nhiêu loại và được thu gom như thế nào?

Vì sao cần phân loại rác thải y tế


Mục đích của việc phân loại rác thải y tế?

Có thể nói, khi tiến hành phân tách các nhóm chất thải sản sinh trong quá trình khám chữa bệnh thuộc cơ sở y tế, hành động này mang một ý nghĩa to lớn bởi nó:

  • Giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, phát tác mầm bệnh do tiếp xúc hoặc thôi nhiễm
  • Giảm thiểu lượng rác y tế 'vô dụng' , giảm lượng rác chôn lấp gây ô nhiễm
  • Giảm thiểu lượng rác thải nhựa là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất
  • Tăng hiệu quả xử lý rác y tế đối với đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, giảm tồn động

Phân loại chất thải rắn y tế gồm những loại nào?

Khác biệt về tính chất các loại rác sinh hoạt thông thường, nhóm rác y tế có mức độ nguy hiểm cao hơn và được chia thành từng nhóm cụ thể gồm: 

Chất thải lây nhiễm

Được chia thành 2 nhóm nhóm là:

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn gồm kim tiêm, bơm kim tiêm, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao, đinh cưa, đầu sắc nhọn của dây truyền nhiễm, mãnh vỡ thủy tinh, ...

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn gồm bao tay, bông băng, gạc dính hoặc thẩm thấu dịch, máu, chất thải không sắc nhọn có chưa vi sinh vật gây bệnh, vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ, mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm,....

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Bao gồm các vỏ, chai, lọ, tuýp ...có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất, dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào, thiết bị y tế vỡ - hỏng hoặc đã qua sử dụng như thủy ngân, Cd, pin, ắc quy, vật liệu tráng chì,....


Chất thải rắn thông thường

Được chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm: 

Chất thải tái chế gồm giấy báo, bao bì, vỏ lon, hộp sữa, bìa carton, chai lọ bằng nhựa hoặc thủy tinh, dụng cụ nhựa hoặc thủy tinh không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh bảo

Chất thải hữu cơ gồm chất thải dạng thực phẩm dễ phân hủy như thức ăn thừa, thực phẩm quá hạn sử dụng, rau củ quả, vỏ trứng, xác cây,...

Chất thải còn lại gồm chất thải vô cơ hoặc loại không thể tái chế như bao ni long, quần áo cũ, giấy bạc, giấy ăn, vải sợi, khăn, bao bì bánh kẹo

Quy định thùng rác/túi rác y tế dùng trong phân loại rác

Việc phân chia nhóm chất thải rắn y tế còn được thực hiện kèm theo các dấu hiệu nhận biết như biểu tưởng, bảng hướng dẫn phân loại, màu sắc,...

Trong đó, màu sắc thùng phân loại rác gồm các màu:

  • Thùng rác màu vàng: dùng cho chất thải lây nhiễm
  • Thùng rác màu đen: dùng cho chất thải nguy hại không lây nhiễm
  • Thùng rác màu xanh: dùng cho chất thải thông thường hữu cơ
  • Thùng rác màu trắng: dùng cho chất thải tái chế
  • Thùng rác màu xám: dùng cho chất thải rắn thông thường còn lại

Các ký hiệu nhận diện nhóm chất thải bao gồm

  • Biểu tượng sinh học chất thải y tế
  • Tên nhóm chất thải y tế theo màu
  • Vạch mức giới hạn "Không đựng quá vạch này"

Logo phân loại chất thải y tế bệnh viện

Nguyên tắc phân loại rác thải y tế

Để thực hiện đúng và đạt hiệu quả, khi phân loại rác thải y tế cần thực hiện cần đáp ứng các yêu cầu được quy trong thông tư 20/2021 TT-BYT mới nhất gồm:
Chất thải phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh và thời điểm phát sinh;
Từng loại chất thải phải được phân loại riêng vào trong mỗi loại bao bì, thùng đựng rác đúng quy định (theo màu, ký hiệu, nhóm)
Không được để lẫn các loại chất thải với nhau, nếu để lẫn chất thải lây nhiễm vào trong chất thải thông thường thì phải tất cả là chất thải lây nhiễm.

Xem thêm: Hướng dẫn phân loại rác y tế theo thông tư y tế mới nhất

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tư 20/2021 về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên y tế

Quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt