Không phân loại rác tại nguồn có bị xử phạt không?
Nếu ở bài viết trước đã có hướng dẫn cụ thể về việc phân loại rác thải đúng cách thì nội dung tiếp theo sẽ là về các xử phạt không phân loại rác tại nguồn. Cùng các thông tư quy định mới nhất về phân loại rác trong hộ gia đình được phổ biến và thực hiện trong thời gian tới. Để giúp đọc giả hiểu rõ hơn về các quy định cũng như tránh mất tiền oan do không phân loại đúng cách
Vì sao cần xử phạt không phân loại rác tại nguồn
– Lượng chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình, nơi công cộng, nơi sinh hoạt tập thể,... đều chiếm tỉ trọng lớn nhưng không được phân loại. Gây hệ lụy về nguy cơ ô nhiễm cao, lượng rác thải chôn lấp lớn cũng gây lãng phí quỹ đất
– Phổ cập về hướng dẫn phân loại rác tại nguồn đã có từ lâu nhưng kết quả thực tế lại không đạt hiệu quả cao, một phần do ý thức về phân loại của từng người dân chưa cao. Bên cạnh đó, kế hoạch thu gom từ các đơn vị chưa thực sự cụ thể và rõ ràng, một bộ phận nhỏ hộ gia đình đã thực hiện nhưng đơn vị thu gom lại không phân loại
– Thực hiện các chính sách xử phạt sẽ giúp minh bạch trong sai phạm, giúp người dân có trách nhiệm hơn về ô nhiễm môi trường, khoảng 2 năm nữa thôi, các địa phương sẽ từng bước tính phí thu gom, xử lý rác thải theo khối lượng. Ai xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền
Quy định về phân loại rác thải tại nguồn
Theo nghị định mới 45/2022 NĐ-CP, bổ sung thêm quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc môi trường như sau:
– Bổ xung đối tượng xử phạt, xem cá nhân, hộ gia đình là nhóm nguy cơ tạo ra nguồn rác thải cao
Cần làm gì để tránh bị xử phạt do phân loại sai?- Nhóm đối trượng trên không phân loại rác thải, không dùng bao bì chứa rác sẽ áp dụng mức phạt
- Mức phạt tiền quy định từ 500.000 – 1.000.000 khi có hành vi không phân rác tại nguồn
- Thời gian bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2022 và chậm nhất hoàn thiện ngày 31/12/2024
- Phạt từ 3 – 5 triệu đồng với hành vi không đầy đủ hồ sơ bàn giao chất thải CN cần xử lý mỗi lần
- Phạt từ 15 – 20 triệu đồng với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải,...
- Phạt từ 20 – 25 triệu đồng với hành vi không phân loại chất thải rắn tại nguồn, thiết bị – dung cụ chứa
- Mức phạt tối đa với cá nhân là 1 tỷ đồng, tổ chức là 2 tỷ đồng khi vi phạm luật bảo vệ môi trường
Nắm rõ cách phân loại
Để thực hiện đúng và hiệu quả, trước hết người dân cần nắm thật chuẩn các loại rác sẽ đặt trong nhóm đã được quy định, gồm 3 nhóm chính:
- Chất thải hữu cơ
- Chất thải vô cơ
- Chất thải còn lại
Nắm rõ ý nghĩa màu sắc thùng rác
Ngoài loại rác cần phân loại, các đơn vị tổ chức và người dân cần nên nhận biết các màu sắc thùng và bao vì chứa rác như:
- Thùng rác màu xanh
- Thùng rác màu cam
- Thùng rác màu đỏ
- Thùng rác màu xám
- Thùng rác màu xanh dương
Mỗi màu sẽ có những ý nghĩa riêng tương ứng với từng nhóm rác thải quy định, để hạn chế bỏ nhầm lẫn loại với nhau
Lựa chọn loại thùng rác phân loại phù hợp
Một lưu ý cũng khá quan trọng mà ít người qua tâm chính là việc lựa chọn thùng đựng rác có kích thước phù hợp ở nơi đặt
- Đối với trong nhà, hộ gia đình nếu chọn sai kích thước thùng rác chỉ ảnh hưởng đến khu vực sống của bạn như mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe, côn trùng, động vật gây bệnh,... nhưng sẽ không bị phạt
- Đối với khu vực công cộng hoặc trước nhà, việc để tràn lan rác thải mà không bỏ gọn gàng trong thùng rất có thể dẫn đến việc xử phạt
Không vức rác bừa bãi
Đây có lẽ là chú ý quan trọng nhất để tránh bị xử phạt, dễ thực hiện nhưng vẫn có một bộ phận người dân vẫn còn hành vi xã rác bừa bãi
Việc áp dụng các quy chế mới xử phạt khi không phân loại rác tại nguồn sẽ được áp dụng gắt gao hơn trong thời gian tới. Trách nhiệm phân loại rác thải là điều bắt buộc trong toàn dân và cần được sớm đẩy mạnh hơn bao giờ hết
Xem thêm: các mẫu thùng rác phân loại tiện lợi