Cách phân loại rác thải sinh hoạt hiệu quả
Các kế hoạch về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ngày càng được quan tâm và triển khai mạnh kể từ đầu năm 2024. Việc phân nhóm chất thải sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thu gom và xử lý rác, đẩy nhanh tiến độ xử lý giúp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Các hướng dẫn về phân loại rác đúng cách cũng được phổ cập đến các gia đình, mỗi công dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
Mục đích của việc phân loại rác thải sinh hoạt
Theo thống kế mới nhất về lượng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, mỗi ngày có hơn 60.000 tấn chất thải sinh hoạt, và dự báo đến năm 2025 sẽ tăng thêm 10 - 16%/năm
Với 1 lượng rác khổng lồ và dày đặc nếu không có biện pháp xử lý sẽ mang đến rất nhiều hệ quả trong tương lai
Thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn là một trong những giải pháp thiết thực bởi:
- Giúp tăng hiệu quả xử lý rác thải trong ngày, hạn chế lượng rác tồn động
- Ngăn ngừa các nguy cơ trở thành nguồn bệnh gây lây lan dịch bệnh
- Giảm lượng rác thải vô ích, rác chôn lấp ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn rác có lợi để tái sử dụng cho mục đích khác
- Góp phần giúp người dân nâng cao ý thức trong việc chung tay bảo vệ môi trường
Các loại rác thải sinh hoạt hiện nay
Để phân loại rác hiệu quả, bộ tài nguyên môi trường đã có những hướng dẫn về phân nhóm rác thải gồm rác tái chế, rác hữu cơ và rác vô cơ
Rác hữu cơ gồm những loại nào?
_ Là nhóm chất thải có khả năng tự phân hủy và tốc độ phân hủy nhanh chóng, ít gây ô nhiễm
_ Loại chất thải này thường được chuyển hóa theo hình thức ủ phân chuyển đổi thành phân bón compost cho các hoạt động nông nghiệp, trồng trọt
_ Nguồn rác thải này đến từ các hoạt động sơ chế hoặc chế biến thực phẩm, khá nhiều trong đời sống
Chúng bao gồm các loại:
- Từ nông nghiệp như rạ, rơm, phân trâu, bò,....
- Từ nơi công cộng có ít hoặc không có giá trị sử dụng như thân cây, cành hoặc lá cây.
- Từ hoạt động sản xuất như phế phải của các nhà máy sợi, nhà máy giấy,...
- Từ hoạt động chế biến như phế thải tinh bột, cán, ép
- Từ công nghiệp như các nguyên liệu vỏ lạc, vỏ cà phê, bã mía,...
- Từ sinh hoạt như thực phẩm, đồ ăn thừa hoặc hỏng như rau củ quả, trứng, thịt,...
_ Quá trình ủ phân có thể được thực hiện trong chính ngôi nhà của mình với sự hỗ trợ của các công cụ như loại thùng ủ rác thành phân hữu cơ
Rác vô cơ gồm những loại nào?
_ Đây là nhóm chất thải không thể chuyển hóa hoặc tái sử dụng bằng bất ký hình thức nào
_ Nó thuộc nhóm có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi thời gian phân hủy rất dài, đặc biệt là rác thải nhựa
_ Các hình thức xử lý thường là chôn lấp hoặc đốt, gồm các loại:
- Túi ni long, nút chai nhựa, nhãn mác nhựa trên thân nước ngọt, túi bánh
- Đế giày dép từ cao su hoặc nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ
- Bình, chai, lọ, chậu,... bằng sành, sứ, đất sét nung,...
- Vỏ ốc, vỏ sò, gỗ đá, gạch, ngói
- Dung dịch, mỹ phẩm hư hỏng hoặc quá hạn
- Quần áo cũ, hư hỏng, lốp xe cũ, vỏ cao su các phụ kiện
- Các loại hộp nhựa PVC (không thể tái chế)
Rác tái chế gồm những loại nào?
_ Là loại rác thải được phân loại dùng cho mục đích tái chế, tái sử dụng, chuyển đổi thành nguồn nguyên liệu hoặc sản phẩm mới cung cấp lại cho thị trường
_ Nhóm chất thải tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản xuất, cung cấp nguồn năng lượng hữu ích và giảm sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
_ Bao gồm các loại rác cụ thể sau:
- Các loại chai, lọ thủy tinh
- Chai lọ hay thùng chứa được làm từ nhựa
- Bao bì nhựa mềm, nhựa PP/HDPE nguyên sinh
- Hộp giấy, giấy viết, giấy in, bìa carton
- Phế liệu sắt thép, nhôm, bình phun
- Lá nhôm, inox
- Nồi, chảo, xoong làm bằng kim loại đã hỏng
- Báo, tạp chí, sách vở, bảng biến
- Hộp đựng sữa, hộp nước trái cây…
Cách phân loại rác thải sinh hoạt hiệu quả
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong phân loại chất thải sinh hoạt trong gia đình, nơi sinh hoạt công cộng như văn phòng, căn tin, trường học, công viên, .... có thể sử dụng 1 số phương án sau:
Sử dụng thùng rác phân loại chuyên dụng
Để hỗ trợ cho việc phân loại từ trong nhà ra ngoài trời, các nhà cung cấp thùng rác đều có các loại thùng rác phân loại rác thải phù hợp
Trong nhà, dùng:
Ngoài trời, dùng:
- Thùng rác phân loại 2 ngăn composite
- Thùng rác phân loại 3 ngăn composite
- Thùng rác đôi giả gỗ/thép/inox
Phân loại chất thải bằng màu sắc thùng rác
Người ta cũng lựa chọn thực hiện phân loại chất thải theo màu, với mỗi màu sẽ có những ý nghĩa riêng tương ứng từng nhóm rác thải
- Màu xanh lá : dùng cho rác thải hữu cơ
- Màu xanh dương : dùng cho rác thải tái chế
- Màu cam : dùng cho rác thải vô cơ
- Màu xám : dùng cho rác thải còn lại
- Màu đỏ hoặc đen : dùng cho chất thải có tính phóng xạ
Phân loại rác thải tại nguồn
Để đạt hiệu quả tốt nhất, chất thải nên được phân tách tại nguồn, nơi sản sinh ra chúng theo tiêu chí: tại chỗ - đúng địa điểm - đúng loại rác
Triển khai việc phân loại rác không chỉ cần triển khai trong gia đinh với nhóm rác sinh hoạt, cần thực hiện ở các nơi có phát sinh rác như:
- Trong văn phòng, chung cư, tòa nhà, nơi làm việc, lớp học
- Khuôn viên công viên, sở thú, khu vui chơi, nhà hàng, khách sạn, resort
- Căn tin của nhà máy, trường học,...
Tuyên truyền
Và quan trọng hơn hết, việc tuyên truyền người dân phân loại rác tại nguồn cần được triển khai quyết liệt hơn trong thời gian sắp tới, và cần có những hướng dẫn cụ thể để thực hiện đúng nhóm tránh để nhầm lẫn trong thời gian sắp tới
Hiện tại, các chính sách phân loại và các chế tài khi vi phạm cũng đã được chính phủ ban hành nhưng vẫn còn trong kế hoạch triển khai hướng dẫn. Tuy nhiên, đến 31/12/2024 việc phân loại chất thải sinh hoạt dự kiến đưa vào chính thức các vi phạm và có hình thức xử phạt khi không thực hiện đúng quy định
Kết
Giải pháp phân loại rác tại nguồn được đánh giá là phương án có hiệu quả cao nhằm nâng cao sức khỏe môi trường sống, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách là một bước làm đúng đắn giúp cải thiện rất nhiều cho sự ô nhiễm.