'Dễ hơn ăn kẹo' với 25 cách đuổi muỗi hiệu quả

Muỗi là một trong những loài côn trùng nguy hiễm gây ra nhiều vấn đề 'nhứt nhói' làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mọi người thường sẽ tìm nhiều cách đuổi muỗi tự nhiên đến sử dụng các chất hóa học lành tính, an toàn. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 25 mẹo để đuổi muỗi dễ dàng thực hiện tại nhà

25 cách đuổi muỗi tại nhà dễ dàng


Vì sao cần cách đuổi muỗi?

_ Vết cắn do muỗi đốt gây ra rất nhiều bệnh lý từ nhẹ đến nặng cho con người, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Nó gây ra các triệu chứng

  • Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết
  • Viêm não Nhật Bản, bệnh Zika và bệnh phong.
  • Gây ra các vết ngừa, khó chịu và có thể dẫn đến mất ngủ.
  • Gây ra các tiếng ồn, tiếng vo ve tạo ra sự không thoải mái
_ Chính những nguyên do trên mà người ta sẽ tìm nhiều phương pháp để đuổi hoặc diệt muỗi tốt nhất, từ vật liệu tự nhiên an toàn, đến sử dụng các biện pháp hóa học can thiệp

25 cách đuổi muỗi tại nhà hiệu quả bạn nên biết

Dưới dây sẽ là một số giải pháp bạn có thể tham khảo và tự thực hiện thử tại nhà:

1.Xua đuổi muỗi bằng hương quế

Trong hùng quế có chứa các thành phần như Cinnamaldehyde, Cinnamyl Acetate, Eugenol,...hoạt động như chất chống thấm, chống vi khuẩn. Với hương thơm của nó có mùi cay cay, hăng hăng là nỗi kinh hoàng của muối, đuổi chúng bay xa
Chính vì thể, người ta thường chiết xuất tinh dầu hương quế để đuổi muỗi bằng cách:

  • Pha loãng: xịt trực tiếp vào không khí, góc khuất, thiếu ánh đèn
  • Tinh chất đặc: nhỏ vài giọt lên quần áo (không thoa lên da) hoặc treo trong phòng, mùi hương sẽ khiến muỗi 'sợ' bay xa
Đuổi muỗi bằng hương quế lành tính tự nhiên


2.Xua đuổi muỗi bằng dầu gió

Dầu gió được xem là 'thuốc thần kỳ' vì nó có thể 'trị bá bệnh'. Thành phần chính của dầu gió là tinh chất khuy diệp (chứa Citriodiol) và tinh dầu bạc hà (Menthol). Ngoài có tác dụng là làm dịu vết đốt do côn trùng cắn, với mùi hương the the nó sẽ khiến muỗi bay xa
Sử dụng bằng cách: 
  • Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào nước sôi, trong hơi thơm tỏa ra sẽ giúp đuổi muỗi
  • Hoặc thoa dầu gió lên các vùng da tiếp xúc với không khí, như cổ, tay, chân và mặt. 
  • Dùng bông gòn hoặc ít vải mỏng thấm dầu gió, bỏ trong túi lưới để đuổi muỗi

3.Xua muỗi bằng hương chanh sã

Sự kết hợp hoàn mĩ của bộ đôi chanh sã sẽ giúp bạn nhanh xua muỗi một cách an toàn và hiệu quả. Bởi trong chúng có chứa Citral và Geraniol, đây là 2 thành phần có tính kháng khuẩn và khử mùi, đặc biệt với mùi hương có thể xua đuổi muỗi

Bạn cũng có thể tự làm hương đuổi muỗi tại nhà từ những vật liệu sẵn chiết xuất tinh chất của chanh và sả pha loãng với nước, xịt lên quần áo, rèm cửa, gối nệm và các vị trí thường có muỗi.

4.Xua đuổi muỗi bằng vỏ có tính axit

Hoặc có thể tận dụng lại vỏ của các loại trái cây có tính acid thường có nhiều trong vỏ chanh, vỏ bưởi, vỏ quýt, vỏ cam,... để xua đuổi côn trùng, kể cả muỗi.

Đối với con người, các mùi của vỏ có mùi hương dịu nhẹ, thơm, và có cảm giác thư giản khi ngưởi. Tuy nhiên lại là 'thiên địch' với muỗi, chúng sẽ tản đi và biến mất 1 cách nhanh khi trong không khí tản ra mùi hương này

5.Xua đuổi muỗi bằng tỏi

Và không thể nào bỏ qua 1 loại vật liệu không kém phần quen thuộc đó chính là tỏi. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tỏi có chứa một hợp chất gọi là allicin, mùi hăng có khả năng làm giảm sự hấp dẫn mùi hương con người đối với muỗi
Có rất nhiều cách để sử dụng như:
  • Cắt tỏi thành lát mỏng bỏ vào trong nước, đặt ở nơi hay có nhiều muỗi, như cửa sổ, ban công,...
  • Nghiền tỏi và trộn với dầu thực vật hoặc dầu dừa rồi thoa lên da hoặc quần áo
  • Hoặc ninh tỏi đập dẹp chung với nước và rượu trắng, dung dịch để nguội xịt vào đồ vật trong nhà, thùng rác,...
Đuổi muỗi bằng tỏi tại nhà


6.Xua đuổi muỗi bằng nước rửa chén

Ngoài công dụng chính là làm sạch bát đĩa, thì nước rửa chén còn có một công dụng khác là đuổi muỗi. Bởi trong nước rửa chén có thành phần tạo bọt ức chế sự phát triển của muỗi, cùng mùi hương kèm theo (thường có hương chanh)

Nó hoạt động bằng cách pha lượng nước rửa chén vừa đủ vào trong nước:

  • Đổ hỗn hợp ra đĩa đặt ở bên ngoài sân nhà, muỗi sẽ tập trung ở đĩa không bay vào nhà
  • Hoặc đổ hỗn hợp pha loãng vào bình xịt để xịt vào các nơi mà muỗi hay trú ẩn, làm tổ

7.Xua đuổi muỗi bằng tinh dầu

Tinh dầu là một hợp chất hữu cơ được chiết xuất từ các vật liệu tự nhiên, quen thuộc và thường sẽ có mùi thơm đặc trưng của loại chất liệu đó. Một số loại tinh dầu sẽ được chiết xuất có tác dụng xua đuổi muỗi. Như:
  • Tinh dầu chanh sả
  • Tinh dầu oải hương (lavender)
  • Tính dầu bạc hà
  • Tinh dầu hùng quế...

Nó thường tiện sử dụng vì đã được chiết xuất, dùng luôn được ngay không cần phải điều chế

8.Xua đuổi muỗi bằng cafe

Bã cà phê là loại chất thải hữu cơ được bỏ đi sau khi pha chế. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bã cà phê còn có thể để đuổi muỗi một cách hiệu quả. Bã cà phê có mùi thơm đặc trưng, có khả năng kích thích các giác quan của muỗi, khiến chúng bị rối loạn và không tìm được nguồn máu.

Sau khi bã cafe được phơi khô, lấy bã đặt vào trong những khay đĩa rồi đốt lên tạo khói. Cần chú ý khi sử dụng vì bã khi đốt không tạo ra lửa, nhưng có thể là mồi lửa cháy.

9.Xua đuổi muỗi bằng cây quanh nhà

Một cách xua đuổi muỗi hiệu quả và không sát sinh dành cho những người 'hướng thiện' là trồng trong nhà các loại cây có khả năng xua đuổi muỗi.
Các loại cây vừa có tác dụng trang trí nhà cửa, làm sinh động cảnh quan, vừa có tác dụng xua đuổi mỗi
Các dòng bạn có thể tham khảo như:
  • Cây sả
  • Cây ngũ gia bì
  • Cây sen đá lá thơm
  • Cây bạc hà
  • Cây hoa oải hương
  • Cây hương thảo
  • Tía tô đất
Trồng cây trong nhà đuổi muỗi hiệu quả


10.Xua đuổi muỗi bằng bã chè

Bã chè cũng là một dạng chất thải hữu cơ được tận dụng lại để làm chất xúc tác màu mỡ cho đất. Và là vật liệu để đuổi muỗi hiệu quả. 

Trong bã chè có chứa chất tannin một loại chất có khả năng làm khô da và gây 'khó chịu' cho muỗi. 

Sử dụng cách này bằng cách phơi khô lại bã chè đã qua sử dụng, thành phẩm thu được sẽ đem đi hung khỏi, mùi hương sẽ giúp xua đuổi lũ muỗi 1 cách hiệu quả

Xem tiếp phần 2

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông tư 20/2021 về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên y tế

Vì sao cần phân loại rác thải y tế? Hướng dẫn cụ thể theo thông tư mới

Quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt